Vũ trụ học Siêu_đám_Xử_Nữ

Động lực học trên quy mô lớn

Từ cuối những năm 1980, các nhà thiên văn đã nhận ra rõ ràng là không chỉ Nhóm Địa phương mà mọi vật chất trong bán kính ít nhất 50 Mpc đang chịu chung một hướng di chuyển lớn với vận tốc khoảng 600 km/giây theo hướng về phía Đám Củ Xích (Abell 3627) (Norma Cluster).[10] Lynden-Bell và các tác giả khác (1988) đặt tên cho hướng di chuyển này là "Dòng hấp dẫn lớn". Trong khi các nhà thiên văn đã tin tưởng vào vận tốc của siêu đám Địa phương, nó được đo so với Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (CMB), thì bản chất của hướng di chuyển lớn này vẫn còn chưa được hiểu hoàn toàn.

Vật chất tối

Siêu đám Xử Nữ có khối lượng tổng cộng M ≈ 1 x 1015MMặt Trời và tổng độ sáng quang học L ≈ 3 x 1012LMặt Trời.[7] Từ đây tỉ số giữa khối lượng và độ sáng của LS bằng khoảng 300 lần tỉ số giữa khối lượng và độ sáng của Mặt Trời, một kết quả phù hợp với các đo đạc về tỉ số này cho các siêu đám khác.[11][12] Những tỉ số này là một trong những nhân tố khiến cho các nhà thiên văn nghĩ rằng phải có một lượng lớn vật chất tối trong vũ trụ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Siêu_đám_Xử_Nữ http://www.atlasoftheuniverse.com/ http://adsabs.harvard.edu/abs/1981BASI....9....1D http://adsabs.harvard.edu/abs/1982ApJ...257..389T http://adsabs.harvard.edu/abs/1998ApJ...492...45S http://adsabs.harvard.edu/abs/2003ApJ...596...19K http://adsabs.harvard.edu/abs/2006Ap&SS.302...43H http://adsabs.harvard.edu/abs/2008MNRAS.385.1431H http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/bib_query?1988Ap... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/bib_query?1989A%... http://adsabs.harvard.edu/cgi-bin/bib_query?1991MN...